Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Đền Mẫu Đợi - Di tích Lịch sử Văn hóa làng Dụ Đại xã Đông Hải huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình


LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐỀN ĐỢI


Lễ hội Đền Đợi diễn ra từ ngày mùng 01 đến ngày 16 tháng 04 Âm lịch hàng năm.Ngày hội chính là ngày 12 tháng 04 Âm lịch.
Tải bản đồ chỉ đường đi đến Di tích Đền Đợi tại đây
Tải tư liệu Lịch sử Đền Đợi dưới dạng Hình ảnh tại đây
Tải tư liệu Lịch sử Đền Đợi dưới dạng MP3,WMA tại đây
Tải tư liệu được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam tại đây
Tìm kiếm với Google [Đền Mẫu Đợi].[Den-Mau-Doi].[Đền Đợi].[Den-Doi] Ads by Google [Đền Mẫu Đợi].[Den-Mau-Doi].[Đền Đợi].[Den Doi]

THỨ TƯ, NGÀY 26 THÁNG MỘT NĂM 2011

Tư liệu Lịch sử Đền Mẫu Đợi - Di tích Lịch sử Văn hóa tỉnh Thái Bình

Tư liệu Lịch sử Đền Mẫu Đợi
ĐỀN MẪU ĐỢI
Đền thờ Mẫu chúa Đệ nhị Thượng Ngàn cùng Đức thánh Quý Minh đại vương
Đã có công tụng giá vua Hùng thứ 18 hiệu là Duệ Vương đánh giặc Thục Phán bảo quốc an dân
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
Từ ngày mùng 01 đến ngày 16 tháng 04 Âm lịch hàng năm
Địa chỉ : Quốc lộ 10 - Ngã 3 Đợi - thôn Dụ Đại – xã Đông Hải – huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình
Điện thoại : 0936.058.005 – 0915.203.229 – 0982.256.339


Đền Mẫu Đợi, nhân dân còn hay gọi là Đền Đợi. Đền Đợi nằm ở phía Đông của tỉnh Thái Bình cách trung tâm tỉnh lỵ Thái Bình khoảng 17 km. Từ trung tâm TP Thái Bình theo Quốc lộ 10 hướng đi Hải Phòng đến Ngã 3 Đợi rẽ trái theo đường 217 đi thêm khoảng 1200 m rẽ vào làng Dụ Đại (tức làng Dụ Đợi cổ xưa) đi thêm 500 m nữa là đến Đền Đợi. Di tích nằm ở một khu đất riêng biệt ngay vị trí đầu làng, giao thông thuận lợi. Tương truyền rằng vào thời vua Hùng thứ 18 hiệu là Duệ Vương, theo “Ngọc phả” và cuốn “Thần tích” còn lưu tại Đền Đợi do các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa dịch rằng: Ngày xưa tại động Lăng Xương – huyện Thanh Xuyên – phủ Gia Hưng – đạo Sơn Tây (nay là xã Trung Nghĩa – huyện Thanh Thủy – tỉnh Phú Thọ) có 2 anh em nhà họ Nguyễn sinh được 3 người con đều khôi ngô, tuấn tú; đặt tên là Nguyễn Tuấn, Nguyễn Hiển và Nguyễn Quý. Khi 3 anh em được 6 tháng tuổi thì mồ côi cha mẹ. Ba anh em gặp được bà Ma Thị Thái Vỹ – Cao Sơn Thần Nữ (tức bà chúa Thượng ngàn) nhận làm con nuôi. Cả 3 anh em đều trở thành người đức độ tài cao, thần thông biến hóa và trở thành vị thần thánh của núi Tản.Tương truyền vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên có Thục Chế là cháu họ vua Hùng làm tướng ở bộ lạc Tây Vu nước Lào ngày nay đã cho con trai của mình là Thục Phán sang cướp nước Văn Lang. Nghe tin này vua Hùng cho gọi 3 anh em thánh Tản vào triều để dâng kế đánh giặc. Nguyễn Quý được vua Hùng phong chức Tả Đô đốc Nguyên Súy tướng quân tiến đánh thủy đạo qua cửa Hải Khẩu thần phù (tức cửa biển ngày nay). Khi Nguyễn Quý dẫn quân qua trang Dụ Đợi, ông dừng lại đóng quân tại đó. Ông thấy nơi này là đất trụ huyệt, có long chầu hổ phục. Ông truyền cho quân lính và nhân dân Dụ Đợi lập đền thờ người mẹ đã có công nuôi dưỡng mình từ tấm bé và tiếp tục xuất quân đánh giặc. Trước khi xuất quân đánh giặc ông thắp hương trước vong linh người mẹ và nói rằng : “Thân mẫu hãy đợi con thắng trận trở về”. Đền Mẫu Đợi có tên từ đó. Hàng năm, cứ vào mùa lễ hội hoặc dịp đầu năm mới, nhân dân trong vùng và du khách thập phương thường về Đền Mẫu Đợi thắp hương cầu an lành hạnh phúc. Đền Mẫu Đợi ngày nay được biết đến là một trong những di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp Tỉnh. Đặc biệt vào mùa lễ hội, du khách thập phương về trẩy hội rất đông mà theo họ, bài thuốc Đông y của đền còn rất tốt cho sức khoẻ, chữa được nhiều bệnh tật. Đền Mẫu Đợi không chỉ là một di tích lịch sử văn hoá giàu truyền thống mà còn là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân trong vùng./.

Tìm kiếm với Google [Đền Mẫu Đợi].[Den-Mau-Doi].[Đền Đợi].[Den-Doi] Ads by Google [Đền Mẫu Đợi].[Den-Mau-Doi].[Đền Đợi].[Den Doi]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét